Sáng ngày 18/10/2021, Huyện ủy Cần Giuộc tổ chức Hội nghị tiếp xúc, đối thoại trực tiếp giữa Bí thư Huyện ủy với nhân dân về tình hình phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn huyện. Đồng chí Phạm Văn Bốn, Bí thư Huyện ủy – Chủ tịch HĐND huyện chủ trì Hội nghị

 BT HU doi thoai 2021 1.jpg

Đồng chí Phạm Văn Bốn, Bí thư Huyện ủy – Chủ tịch HĐND huyện phát biểu tại buổi tiếp xúc, đối thoại

Thời gian qua, lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn luôn được Đảng bộ huyện đặc biệt quan tâm với việc đưa kết quả sản xuất các đối tượng chủ lực vào chỉ tiêu Nghị quyết. Đồng thời xác định tiếp tục thực hiện chương trình đột phá về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong trồng rau và nuôi tôm nước lợ gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2020-2025. Ngành nông nghiệp Cần Giuộc phát triển khá đa dạng với các đối tượng canh tác chủ lực như lúa, rau, tôm và chăn nuôi gia súc, gia cầm. Đến nay, Cần Giuộc có tổng diện tích lúa gieo sạ là 8.165 ha với tổng sản lượng lúa ước đạt 31.333 tấn. Rau màu, bà con nông dân gieo trồng với diện tích dao động khoảng 1.750 ha. Cùng với việc chuyển đổi cây trồng, nhiều nông dân còn mạnh dạn thử nghiệm, đưa vào trồng những những loại cây có giá trị kinh tế cao như nấm mối, cây kiểng, hoa lan… Riêng vùng Hạ của huyện và diện tích ven sông Cần Giuộc với quá trình xâm nhập mặn đã trở thành cơ hội phát triển nghề nuôi tôm nước lợ, với diện tích trên 1.422 ha, trong đó có hơn 369 ha tôm nuôi nước lợ ứng dụng công nghệ cao. Toàn huyện có 30 hợp tác xã và 95 tổ liên kết sản xuất. Ngoài ra, huyện còn có hệ thống các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm quy mô lớn, các kho lạnh, kho chứa sẵn sàng tiếp nhận hàng ngàn tấn hàng hóa thực phẩm lưu trữ phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng xã hội. Ngoài tập trung hỗ trợ kinh tế hợp tác, huyện chú trọng triển khai các cơ chế chính sách khuyến khích phát triển liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn huyện như: xây dựng và triển khai thực hiện nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Tiếp tục phát triển ngành nghề truyền thống theo Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) theo chương trình nông thôn mới; hỗ trợ áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt VietGAP; Chính sách hỗ trợ chăn nuôi, thủy sản; Hỗ trợ xúc tiến thương mại; hỗ trợ Vốn để sản xuất; hỗ trợ xây dựng các mô hình. Với những kết quả đạt được trên lĩnh vực nông nghiệp đã đóng góp rất lớn vào sự phát triển kinh tế xã hội của huyện trong thời gian qua.

BT HU doi thoai 2021 2.jpg 

Ông Trần Phước Đạo, nông dân xã Phước Hậu cho rằng hiện nay nông dân đang gặp khó về đầu ra của sản phẩm nông nghiệp

Trong không khí dân chủ, thắng thắn và chia sẻ, tại buổi tiếp xúc, đối thoại đã có nhiều ý kiến phát biểu của các nông dân sản xuất giỏi, hợp tác xã, các doanh nghiệp. Các ý kiến tập trung kiến nghị với cấp ủy, chính quyền địa phương những vấn đề liên quan trực tiếp đến việc hỗ trợ nông dân trong khâu tiêu thụ sản phẩm; đầu tư các công trình thủy lợi phục vụ sản xuất; hỗ trợ vốn; giá vật tư nông nghiệp, con giống,… 

 BT HU doi thoai 2021 3.jpg

BT HU doi thoai 2021 4.jpg 

Đồng chí Phạm Văn Bốn, Bí thư Huyện ủy – Chủ tịch HĐND huyện và đồng chí Huỳnh Minh Trí, Phó chủ tịch UBND huyện chứng kiến ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác giữa các doanh nghiệp và hợp tác xã trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Phạm Văn Bốn, Bí thư Huyện ủy – Chủ tịch HĐND huyện ghi nhận và đánh giá cao những ý kiến của đại biểu tham dự. Đây là cơ sở để trong thời gian tới, huyện có những định hướng, chỉ đạo chung trong phát triển sản xuất và liên kết tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Đồng chí giao UBND huyện chỉ đạo các ngành chuyên môn, địa phương thực hiện nghiêm túc những vấn đề đã trao đổi, thống nhất trong buổi đối thoại để giải quyết kịp thời, hiệu quả những kiến nghị chính đáng, đáp ứng tâm tư, nguyện vọng của Nhân dân./.

CHÍ HIẾU

Nguồn: cangiuoc.longan.gov.vn

Contact Me on Zalo
Liên Hệ Ngay